Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh Vương sống neo đơn lúc tuổi giàTừ nhỏ, ông Vương vừa đi học vừa bán bánh cay, chuối chiên, nem… Đến năm 9 tuổi, ông tự học nghề, rồi về mở lò làm nem tại nhà. Buổi sáng, ông chở nem giao cho mối, đến trưa thì soạn tập vở đi học.
“Là anh cả trong nhà, tôi phải kiếm tiền nuôi 5 đứa em còn nhỏ. Hồi trẻ, tôi năng động và máu kinh doanh, làm việc không ngừng nghỉ.
Bây giờ, tôi đổ bệnh chỉ ngồi một chỗ nên cảm thấy bứt rứt, giận bản thân nhiều lắm”, ông Vương tâm sự.
Ông Vương kể, năm 18 tuổi, để trốn quân dịch chế độ cũ, ông xin vào đoàn hát, rong ruổi khắp nơi.
Ban đầu, ông hát cho đoàn Hoa Phượng của ông Hồ Tư Hiếu, rồi đến đoàn Trọng Tài Nam Bộ, Tám Tiếu…
Sau giải phóng, ông hát cho đoàn Hồng Cảnh của nghệ sĩ Minh Cảnh. Nổi tiếng, ông được nhiều phụ nữ ái mộ. Điều này khiến hôn nhân của ông gặp nhiều sóng gió. Hai vợ chồng quyết định ly hôn khi con gái chung hơn 20 tuổi.
Đến nay, hơn 20 năm, nghệ sĩ Vũ Linh Vương bặt tin vợ con. Ông nhẩm tính cô con gái duy nhất chắc cũng phải hơn 50 tuổi.
Thông qua chương trình, ông Vương xúc động, nhắn gửi đến con gái: “ Con ơi, cha rất mong mỏi được gặp lại con và mẹ.
Cha không biết mình còn sống được bao lâu nữa. Nếu con có xem chương trình và nghĩ đến cha thì con hãy đến gặp cha dù chỉ một lần”.
Sống nhờ bạn bè, hàng xóm
Nghệ sĩ Vũ Linh Vương tha thiết gặp lại con gái, bởi ông đang bệnh nặng. Ba năm trước, ông còn có thể đi hát, kiếm sống qua ngày.
Thế nhưng, trong một lần đạp xe đi diễn, ông bị va quẹt, ngã xuống đường gãy xương chậu. Không còn người thân, ông chỉ biết gọi điện cầu cứu nghệ sĩ Tài Bửu Long.
Chấn thương nặng buộc ông Vương phải nằm một chỗ suốt cả tháng trời. Thời gian đó, ông sống nhờ vào tình thương của bạn thân Tài Bửu Long và hàng xóm chung khu trọ.
Hàng ngày, ông Long đem cơm qua phòng trọ, rồi chở ông Vương đi thay băng, rửa vết thương…
Sau tai nạn, ông Vương liên tiếp trải qua 4 lần tai biến. Ba lần đầu, ông còn có thể đi lại. Đến lần thứ tư bị tai biến vào 3 tháng trước, ông ngã xuống đất và phải ngồi xe lăn.
Từ ngày ngồi xe lăn, ông Vương yếu dần, không làm ra tiền, không tự chăm sóc được cho bản thân…
Thương cảnh ông neo đơn, hàng xóm chung khu trọ chung tay đùm bọc. Mọi người thay nhau sang nấu cơm, giặt đồ, rửa chén... giúp ông Vương. Nam thanh niên ở ghép chung phòng trọ, thường giúp ông trả tiền thuê phòng.
Ông Vương chạnh lòng rơi nước mắt khi nhắc đến quá khứ giàu sang. Ông vừa đi hát vừa kinh doanh. Công việc thuận lợi, ông mở công ty, xây được biệt thự.
Nhưng rồi biến cố ập đến, sự nghiệp của ông dần sa sút, tài sản tiêu tán. Cuối đời, ông Vương sống cảnh túng quẫn. Mỗi ngày, ông chỉ ăn có một bữa cơm, đến chiều ăn mì hoặc cháo gói.
“Tôi còn 5 đứa em nhưng ai cũng nghèo, phải lo cho vợ con. Nếu tôi nhờ cậy thì vợ chồng mấy em không êm ấm. Tụi nó khổ, tôi đâu có an lòng.
Thôi thì mình ráng chịu một mình, nghĩ cũng buồn, nhưng được cái an ủi là bà con hàng xóm lo giúp. Ông bạn già Tài Bửu Long cũng thường lui tới thăm nom, chuyện trò.
Với tôi, như vậy cũng tạm ổn rồi…", ông Vương rơi nước mắt.
Vì món nợ 50 đồng, ông lão 43 năm tặng áo quan, mai táng miễn phí người quá cố
Vì món nợ 50 đồng, suốt 43 năm qua, ông Oanh miệt mài với công việc tặng áo quan, làm đám tang miễn phí cho người quá cố nghèo khổ, không nơi nương tựa." width="175" height="115" alt="Gõ cửa thăm nhà tập 195: Ông lão lâm cảnh bần cùng, gửi lời gan ruột đến con gái" />